Ngay cả khi một ông lớn có tiếng tăm như Samsung cũng có lúc gây ra
những thất vọng đáng tiếc. Đó là những gì đang diễn ra với hãng điện tử
Hàn Quốc trên thị trường chứng khoán, nơi mà các nhà đầu tư đang bắt đầu
hoài nghi về triển vọng của hãng trong năm 2014.
Theo tờ The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ 5 (3/1), ngay từ thời điểm đầu năm mới Samsung đã phải đón nhận một tin không vui trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc khi bắt đầu với những phiên giao dịch đầu tiên của năm, cổ phiếu của hãng đã nhanh chóng bị tụt giảm 4,6%, đóng của ở mức giá 1,309 triệu won (1240 USD/cổ phiếu) và với số lượng cổ phiếu hiện phát hành của hãng thì con số mất đi quả không nhỏ, lên tới 9,3 tỉ won (8,8 tỉ USD) giá trị vốn hóa thị trường. Điều này một lần nữa lại cho thấy sự quan ngại khá lớn từ giới đầu tư về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay của Samsung.
Giới quan sát thị trường cho biết, đây có thể coi như là lần sụt giảm nghiêm trọng nhất của Samsung trong vòng 7 tháng qua kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm ngoái khi mà các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin vào sự tăng trưởng lợi nhận của Samsung. Đồng thời, khi nhìn một cách tổng quan hơn, giá trị vốn hóa thị trường cả một năm 2013 vừa qua của hãng cũng đã sụt giảm với một con số khá lớn, khoảng 9,9%.
"Sự không chắc chắn xoay quanh kết quả kinh doanh của công ty khiến chúng tôi phải thận trọng", theo Im Jeong-jae, một nhà quản lí quỹ tại công ty quản lí tài sản Shinhan BNP Paribas, chủ sở hữu của gần 7,2 tỉ USD cổ phiểu tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho biết.
Samsung hiện vẫn chưa đưa ra bất kì lời bình luận nào về sự suy giảm này, trong khi đó, dựa theo những thông báo về việc hãng sẽ phát hành dự báo về kết quả kinh doanh trong Q4/2013 vào ngày thứ 3 (31/12) và bản kết quả chính thức vào cuối tháng 1 này thì các nhà phân tích đang mong đợi về một con số tăng trưởng lên tới 9,2% so với cùng kì năm trước, tức mức lợi nhuận khoảng 9,65 nghìn tỉ won (9,1 tỉ USD) trong tổng doanh số bán hàng 60,4 nghìn tỉ won (57,2 tỉ USD) của cả quý.
Đóng góp phần nhiều vào sự tăng trưởng này, các phân tích đều đang nghiêng về sự bứt phá của mảng di động trong năm qua với con số lợi nhuận mà nó mang lại được dự đoán là 6,2 nghìn tỉ won (5,8 tỉ USD), tăng 14% so với cùng kì.
Không có cái nhìn khả quan như nhiều nhà phân tích khác, Doh Hyun-woo, nhà phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Mirae lại đưa ra nhận xét hạ mức ước tính lợi nhuận Q4 của Samsung xuống chỉ còn khoảng 6,2%, tương đương lợi nhuận khoảng 9,3 nghìn tỉ won (8,8 tỉ USD).
Giải thích cho nhận định trên, Doh cho biết, tỉ lệ các dòng máy ít cao cấp đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong danh mục sản xuất của Samsung đang là một yếu tố quan trọng tạo ra sức ép lên mức lợi nhuận đạt được của hãng. Không chỉ vậy, các khoản tiền thưởng cao bất thường cho người lao động và sự tăng trưởng mạnh mẽ của đồng Won gần đây cũng là những nhân tố góp thêm vào làm cho các sản phẩm của Samsung trên thị trường thế giới trở nên kém cạnh tranh hơn, qua đó làm ra ít lợi nhuận hơn.
Cuối cùng, một quan ngại khác không kém phần quan trọng đó chính là chính sách giảm giá TV của Samsung tại thị trường Trung Quốc, nơi mà các đại gia công nghệ ở tầm quốc tế vẫn còn khó chen chân được bởi sức cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất giá rẻ nơi đây luôn làm các hãng phải chú ý điều chỉnh chính sách bán hàng, thậm chí là chịu những thua lỗ chỉ để trụ vững ở thị trường đông dân nhất thế giới này.
Theo tờ The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ 5 (3/1), ngay từ thời điểm đầu năm mới Samsung đã phải đón nhận một tin không vui trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc khi bắt đầu với những phiên giao dịch đầu tiên của năm, cổ phiếu của hãng đã nhanh chóng bị tụt giảm 4,6%, đóng của ở mức giá 1,309 triệu won (1240 USD/cổ phiếu) và với số lượng cổ phiếu hiện phát hành của hãng thì con số mất đi quả không nhỏ, lên tới 9,3 tỉ won (8,8 tỉ USD) giá trị vốn hóa thị trường. Điều này một lần nữa lại cho thấy sự quan ngại khá lớn từ giới đầu tư về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay của Samsung.
Giới quan sát thị trường cho biết, đây có thể coi như là lần sụt giảm nghiêm trọng nhất của Samsung trong vòng 7 tháng qua kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm ngoái khi mà các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin vào sự tăng trưởng lợi nhận của Samsung. Đồng thời, khi nhìn một cách tổng quan hơn, giá trị vốn hóa thị trường cả một năm 2013 vừa qua của hãng cũng đã sụt giảm với một con số khá lớn, khoảng 9,9%.
"Sự không chắc chắn xoay quanh kết quả kinh doanh của công ty khiến chúng tôi phải thận trọng", theo Im Jeong-jae, một nhà quản lí quỹ tại công ty quản lí tài sản Shinhan BNP Paribas, chủ sở hữu của gần 7,2 tỉ USD cổ phiểu tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc cho biết.
Samsung hiện vẫn chưa đưa ra bất kì lời bình luận nào về sự suy giảm này, trong khi đó, dựa theo những thông báo về việc hãng sẽ phát hành dự báo về kết quả kinh doanh trong Q4/2013 vào ngày thứ 3 (31/12) và bản kết quả chính thức vào cuối tháng 1 này thì các nhà phân tích đang mong đợi về một con số tăng trưởng lên tới 9,2% so với cùng kì năm trước, tức mức lợi nhuận khoảng 9,65 nghìn tỉ won (9,1 tỉ USD) trong tổng doanh số bán hàng 60,4 nghìn tỉ won (57,2 tỉ USD) của cả quý.
Đóng góp phần nhiều vào sự tăng trưởng này, các phân tích đều đang nghiêng về sự bứt phá của mảng di động trong năm qua với con số lợi nhuận mà nó mang lại được dự đoán là 6,2 nghìn tỉ won (5,8 tỉ USD), tăng 14% so với cùng kì.
Không có cái nhìn khả quan như nhiều nhà phân tích khác, Doh Hyun-woo, nhà phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Mirae lại đưa ra nhận xét hạ mức ước tính lợi nhuận Q4 của Samsung xuống chỉ còn khoảng 6,2%, tương đương lợi nhuận khoảng 9,3 nghìn tỉ won (8,8 tỉ USD).
Giải thích cho nhận định trên, Doh cho biết, tỉ lệ các dòng máy ít cao cấp đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong danh mục sản xuất của Samsung đang là một yếu tố quan trọng tạo ra sức ép lên mức lợi nhuận đạt được của hãng. Không chỉ vậy, các khoản tiền thưởng cao bất thường cho người lao động và sự tăng trưởng mạnh mẽ của đồng Won gần đây cũng là những nhân tố góp thêm vào làm cho các sản phẩm của Samsung trên thị trường thế giới trở nên kém cạnh tranh hơn, qua đó làm ra ít lợi nhuận hơn.
Cuối cùng, một quan ngại khác không kém phần quan trọng đó chính là chính sách giảm giá TV của Samsung tại thị trường Trung Quốc, nơi mà các đại gia công nghệ ở tầm quốc tế vẫn còn khó chen chân được bởi sức cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất giá rẻ nơi đây luôn làm các hãng phải chú ý điều chỉnh chính sách bán hàng, thậm chí là chịu những thua lỗ chỉ để trụ vững ở thị trường đông dân nhất thế giới này.
Theo Marketwatch
Nguồn: thoongtincongnghe.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét